Đặc điểm học của trẻ mầm non là học thông qua các giác quan và các hoạt động thực hành. Trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm khoa học để kích thích tính tò mò ở trẻ, trẻ sẽ suy nghĩ về hiện tượng khi được trải nghiệm thông qua việc tiến hành thí nghiệm.
Vì thế tôi đã dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khơi gợi hứng thú của trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video... đưa ra các tình huống có ý nghĩa đối với trẻ. Trẻ quan sát, ngắm nghía và cùng cô trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm. Song song với nó tôi cho trẻ phán đoán kết quả thí nghiệm, và tôi ghi chép lại phán đoán của trẻ hoặc cho trẻ ghi chép lại phán đoán của mình dưới dạng hình ảnh.Vậy để làm được những thí nghiệm khoa học tôi không thực hiện chuẩn bị đồ dùng một mình mà tôi đã khuyến khích trẻ cùng tham gia với cô, trẻ được tự chuẩn bị đồ dùng vừa rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, vừa giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết biết chia sẻ giúp đỡ cô và các bạn.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phương tiện tôi tiến hành cho trẻ thí nghiệm. Tùy thuộc vào mức độ đơn giản hay phức tạp của thí nghiệm mà cô quyết định cùng thực hiện thí nghiệm với trẻ hoặc cho trẻ tự thực hành thí nghiệm đó.
Ứng dụng các thí nghiệm khám phá khoa học vào các hoạt động trải nghiệm của trẻ.
Đặc điểm học của trẻ mầm non là học thông qua các giác quan và các hoạt động thực hành. Trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm khoa học để kích thích tính tò mò ở trẻ, trẻ sẽ suy nghĩ về hiện tượng khi được trải nghiệm thông qua việc tiến hành thí nghiệm.
Vì thế tôi đã dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khơi gợi hứng thú của trẻ như đặt câu hỏi, hát, xem video... đưa ra các tình huống có ý nghĩa đối với trẻ. Trẻ quan sát, ngắm nghía và cùng cô trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm. Song song với nó tôi cho trẻ phán đoán kết quả thí nghiệm, và tôi ghi chép lại phán đoán của trẻ hoặc cho trẻ ghi chép lại phán đoán của mình dưới dạng hình ảnh.Vậy để làm được những thí nghiệm khoa học tôi không thực hiện chuẩn bị đồ dùng một mình mà tôi đã khuyến khích trẻ cùng tham gia với cô, trẻ được tự chuẩn bị đồ dùng vừa rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, vừa giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết biết chia sẻ giúp đỡ cô và các bạn.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phương tiện tôi tiến hành cho trẻ thí nghiệm. Tùy thuộc vào mức độ đơn giản hay phức tạp của thí nghiệm mà cô quyết định cùng thực hiện thí nghiệm với trẻ hoặc cho trẻ tự thực hành thí nghiệm đó.
Thí nghiệm: "Sự nẩy mầm của hạt".
* Mục đích:
- Trẻ biết cây phát triển được nhờ 4 yếu tố: ánh sáng, nước, không khí và chất dinh dưỡng trong đất.
* Chuẩn bị: Hạt bí, 2 chậu nhựa nhỏ, đất, bình tưới nước.
* Tiến hành.
- Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 2-3 tiếng, sau đó lấy ra đặt vào 2 chậu có sẵn đất. Đặt 1 chậu chỗ có ánh sáng mặt trời và trẻ hàng ngày tưới nước, 1 chậu đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát trong 3 đến 4 ngày, cây trong chậu được tưới nước hàng ngày sẽ nẩy mầm và lớn dần, còn cây trong chậu không được chăm sóc sẽ không nảy mầm được.
* Giải thích và kết luận:
Cây nảy mầm được là nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ và ngược lại cây không được cung cấp đủ chất sẽ không nảy mầm và phát triển được.
Hình ảnh trẻ trải nghiệm gieo hạt
Hình ảnh: Sự nẩy mầm của hạt