Trường Mầm Non Na Phát- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnnaphat.pgddienbiendong.edu.vn


TINH HUỐNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM

TÌNH HUỐNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM
TÌNH HUỐNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON)
 
Là giáo viên Mn trong quá trình thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ở trường Mn cũng có đôi lần gặp phải các tình huống trẻ đánh bạn, tranh giành đồ chơi của bạn, cào cáu bạn, xô đẩy bạn… khi gặp các tình huống như vậy cô giáo phải làm như thế nào?.  Vì vậy tôi xin chia sẻ với các bạn một số tình huống ứng xử sư phạm mà mỗi cô giáo Mn cần phải biết để thực hiện tốt hơn trong quá trình chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ở trường MN. 
Tình huống trẻ đánh bạn nhưng không chịu nhận lỗi.
Bé H năm nay 4 tuổi. Bé hay đánh bạn trên lớp nhưng không nhận lỗi. Khi bạn nhắc cô việc H đánh bạn, H thường khong thừa nhận ngay, kho bị đưa ra chứng cớ thì lúc đó H mới nhận lỗi và xin lỗi. Tuy nhiên sau khi nhận lỗi, bé H vẫn đánh bạn khi cô giáo váng mặt, các mặt khác trẻ bình thường và tuân theo các yêu cầu của cô giáo trong giờ học.
Cách xử lí tình huống.
Việc đầu tiên cô giáo không nên cố gắng chứng minh việc bé H đánh bạn như thế nào (đúng hay sai). Thay vào cô giáo tìm những hành vi tốt của bé h để khích lệ trẻ, củng cố hành vi tích cực của H nhiều hơn. (Khi cô củng cố hành vi tích cực ở trẻ sẽ mất đi hành vi tiêu cực ở trẻ em) Ví dụ hôm nay đến lớp bé H đã lấy ghế cho bạn ngồi, biết giót nước cho bạn uống, biết cất đồ chơi cùng bạn sau khi chơi xong bạn rất là đáng khen.
   Việc tiếp theo cô nên trao đổi với phụ huynh về tình hinhg của trẻ, về việc đánh bạn trên lớp, chia sẻ để gia đình có cách ứng xử như cô giáo đã ứng xử với trẻ như trên để trẻ cảm thấy mình có giá trị, được quan tâm, khen ngợi khi có hành vi tích cực, việc làm tốt
  Ngay lúc trẻ đánh nhau cô không nên quát tháo, đánh, mắng trẻ mà thay vào đó thể hiện thái độ và hành vi không vui vì bé H đánh bạn, nếu có thể cô yêu cầu bé H bắt tay và xin lỗi bạn, bảo bạn bị đánh bắt tay đồng ý bỏ qua. Qua đó tạo ra không khí đoàn kết, yêu thương nhau ở trẻ. Dần mất đi hành vi tiêu cực ở trẻ em

 

Tác giả bài viết: Cà Thị Thương Sưu tầm

Nguồn tin: THAM KHẢO - KỸ NĂNG VÁ CÁC TÌNH HUỐNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM - TRẦN VĂN TÍNH

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây