Trường Mầm Non Na Phát- Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://mnnaphat.pgddienbiendong.edu.vn


HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VƯỜN RAU

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của trẻ. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VƯỜN RAU

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRỒNG VÀ CHĂM SÓC VƯỜN RAU

 
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có của trẻ. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn.
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
Các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú, được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau và thường gắn với các hoàn cảnh thực tiễn của cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ, gây được sự tò mò, mong muốn khám phá để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, cũng như tạo cơ hội cho trẻ luyện tập các kỹ năng và hình thành thái độ tích cực cho trẻ.
     Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm lý như: Năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp lứa tuổi. Với mục đích nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường trải nghiệm của trẻ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm “trồng và chăm sóc rau” cho trẻ.
Trong hoạt động trải nghiệm các bé được tự chăm sóc tưới nước, hạt nảy mầm, trẻ rất thích thú khi tự tay trẻ làm những điều đó và trẻ sẽ học được rất nhiều kiến thức về sự phát triển của cây, cây cần gì để lớn lên… Đồng thời trẻ biết tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người, qua quá trình chăm sóc cây xanh trẻ sẽ cảm nhận được giá trị sức lao động của con người, quý trọng sức lao động và biết yêu lao động ngay từ khi trẻ con ở lứa tuổi mẫu giáo. Và giúp trẻ cảm nhận được giá trị và ý nghĩa mỗi việc làm của mình, thấy bản thân có ích trong việc bảo vệ môi trường, từ đó góp phần xây dựng và vun đắp nhân cách ở trẻ. Trẻ trải nghiệm về việc trồng và chăm sóc vườn rau của bé.
    Buổi trải nghiệm đã giúp trẻ hiểu và biết được để có rau ăn thì phải cuốc đất, bón phân, trồng và tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ mới có những luống rau xanh tốt, những bữa rau ngon hàng ngày. Từ đó trẻ biết kính trọng người làm ra sản phẩm, thêm yêu thiên nhiên. Được tham gia buổi trải nghiệm trẻ rất hào hứng tham gia cùng cô giáo.
    Kết thúc buổi trải nghiệm qua trò chuyện với trẻ được tham gia trẻ rất hào hứng không chỉ giúp trẻ hình thành về mặt kiến thức mà còn tạo cho trẻ niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và lĩnh hội được những gì trẻ quan sát được từ thực tế. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
   

     

   

 Tác giả: Lò Thị Hồng

 
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Hồng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây